ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC CHẤT LIỆU BAO BÌ NHỰA MỀM


Đặc điểm nổi bật của bao bì màng mềm phức hợp
Bao bì màng mềm phức hợp còn có tên gọi khác là màng ghép, được cấu tạo từ nhiều lớp vật liệu khác nhau. Chúng có một số đặc điểm nổi bật sau:
  • Bao bì được thiết kế với nhiều lớp ghép lại với nhau, mang đến tổng thể bao bì tốt và chất lượng cho người dùng.
  • Bề mặt của bao bì màng mềm mịn, in ấn màu đẹp mắt và đa dạng hơn so với những loại bao bì khác trên thị trường hiện nay.
  • Bao bì màng ghép có khả năng ngăn cản các phản ứng hóa học không mong muốn dẫn đến hư hỏng hàng hóa, thực phẩm ở bên trong.
  • Bao bì màng ghép được ứng dụng rộng rãi để đựng một số hàng hóa sau: Hàng đông lạnh, thuốc bảo vệ thực vật, hóa mỹ phẩm, thực phẩm ăn liền,…
Ưu nhược điểm của các chất liệu bao bì màng mềm
Hiện nay, bao bì màng ghép được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau như: PET, PA, MPET, MCPP, CPP, OPP, LLDPE… 
 
Chất liệu bao bì màng mềm MCPP
MCPP hay còn gọi là màng Metallize CPP, là màng CPP được mạ thêm một lớp nhôm ở phía trên.
  • Về ưu điểm: Màng MCPP được mạ lớp kim loại mỏng, tính liên kết chặt chẽ ở phía trên bề mặt màng. Nhờ đó, khả năng chống thấm của MCPP thường cao hơn so với màng CPP thường. Ngoài ra, lớp màng MCPP còn có khả năng chống thấm và chống ẩm ướt cao hơn gấp 20 lần so với màng CPP. Bên cạnh đó, màng MCPP còn có tính ánh kim vô cùng bắt mắt nên được sử dụng để in ấn bao bì màng mềm sang trọng và đẳng cấp.
  • Về nhược điểm: Trong quá trình cán màng MCPP dùng bằng mực kim loại sẽ dễ bị bong tróc. Khi bạn chiếu tia tử ngoại trực tiếp vào màng dễ làm màu màng biến đổi, gây mất giá trị thẩm mĩ. Đặc biệt, mực in thường khó in được lên trên bề mặt phủ màng.
Chất liệu bao bì màng mềm CPP
Màng CPP được làm từ hạt nhựa PP bằng công nghệ cán màng không có định hướng. Loại màng này được thiết kế với mạch phân tử định hướng kéo căng và sắp xếp theo trật tự ngẫu nhiên tại cấu trúc phân tử.
  • Về ưu điểm: Màng CPP có khả năng cản hơi nước hiệu quả. Khả năng hàn dán nhiệt độ thấp, nhiệt độ nóng chảy dao động từ 125 đến 140 độ C. Độ dày trung bình của màng đơn dao động từ 20 đến 40 mic, còn màng ghép dao động từ 40 đến hơn 120 mic, tùy nhu cầu đựng sản phẩm bên trong. Độ cứng màng cao, được dùng làm lớp hàn dán, tùy theo yêu cầu sẽ có độ dày khác nhau.
  • Về nhược điểm: Chất liệu màng CPP có khả năng cản khí N2, O2 và CO2 kém.
Chất liệu bao bì màng mềm OPP
OPP là loại màng được sản xuất từ các hạt nhựa PP có thể kéo dãn được. Sản phẩm này được ứng dụng để sản xuất bao bì màng mềm đóng gói thảo dược, vật tư ý tế, các loại thuốc, bao bì phân bón, bao bì thực phẩm tiện lợi,….
  • Về ưu điểm: Màng OPP có độ bóng và trong suốt cao và giá thành rẻ hơn các màng in khác, đồng thời có khả năng chống trầy xước hiệu quả. Màng OPP có độ bền và độ chắc chắn cao với tính cơ lý tốt. Khả năng chống thấm nước và chống ẩm của OPP cũng rất tốt nên có tính ứng dụng cao trên thị trường.
  • Về nhược điểm: Túi màng OPP thường có độ cứng cáp cao hơn so với các túi bao bì màng mềm khác hiện nay.
Chất liệu bao bì màng mềm PET
  • Về ưu điểm: Màng mềm PET có khả năng chống thấm, chịu nhiệt tốt lên đến 2000 độ C. Mẫu mã đa dạng, bề mặt láng bóng, in ấn nhãn mác và logo được dễ dàng. Đặc biệt, bao bì màng PET đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.
  • Về nhược điểm: Khả năng chống thấm khí N2, CO2, O2 và dầu mỡ thấp. Bao bì dễ bị hỏng khi tiếp xúc trực tiếp với tinh dầu thơm hoặc chất tẩy rửa.
Chất liệu bao bì màng mềm PA
  • Về ưu điểm: Khả năng chịu va đập cao nên được ứng dụng để đóng gói cho thực phẩm nặng như muối, gạo. Có khả năng giữ được mùi hương thực phẩm lâu. Khả năng chịu nhiệt độ lạnh tốt, dưới -150 độ C. Có thể bảo quản được thực phẩm trong vòng 24h. Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn vào thực phẩm bên trong bao bì.
  • Về nhược điểm: Bao bì màng mềm PA khó tái chế, không phù hợp để đựng thực phẩm nóng.
Chất liệu bao bì màng mềm AL
  • Về ưu điểm: Bao bì màng AL có khả năng giữ được mùi vị thực phẩm bên trong tốt. Có khả năng chống ăn mòn, chống nước và chịu nhiệt cao. Khả năng ngăn ánh sáng mặt trời hiệu quả, phù hợp để đựng thực phẩm với thời hạn sử dụng lâu dài.
  • Về nhược điểm: Nhược điểm duy nhất của bao bì màng mềm nhôm là khả năng chống thấm khí N2, CO2 và O2 kém.
Ứng dụng của bao bì màng mềm phức hợp
Với những ưu điểm nổi bật mà bao bì màng ghép mang lại, các doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sau:
  • Đựng thực phẩm khô ăn liền: như mì gói, bún, phở…
  • Đựng snack: Bao bì có khả năng chịu dầu, ánh sáng UV và nước. Đồng thời giúp ngăn oxygen, bảo quản mùi hương hiệu quả nên được sử dụng để đựng snack.
  • Đựng các loại bột: Bao bì màng ghép có tính cơ lý cao và in ấn tốt. Đặc biệt, túi bao bì này có khả năng màng ngăn cao và chống tia UV tốt nên được ứng dụng phổ biến trong đựng các loại bột.
  • Đựng trà: Bao bì màng ghép có tính năng màng ngăn hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn có thể kháng khí O2, ẩm mốc và mùi vị nên được các doanh nghiệp kinh doanh trà lựa chọn để đóng gói sản phẩm.